Dấu hiệu nhận biết Sán Lợn – Tác hại của sán lợn

Quá nhiều thông tin xoay quanh dịch sán lợn trong thời gian gần đây nên bạn cần tỉnh táo để nắm bắt được dấu hiệu nhận biết cũng như hiểu rõ hơn về mối nguy hại tiềm ẩn từ dịch bệnh này.

Tại Việt Nam, dịch sán lợn đã xuất hiện ở khắp các vùng miền và các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo ở các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh xuất hiện trường hợp mắc bệnh sán dây do tiêu thụ những loại thịt lợn có chứa ấu trùng sán lợn. Nhiều trường hợp mắc bệnh là các bé đang học trường Mầm non Thanh Khương tại Bắc Ninh, nguyên nhân đến từ nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng do bếp ăn của trường chế biến.

Tác hại sán lợn cho con người.

Tác hại sán lợn cho con người.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều (Phó Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho biết, riêng tại bệnh viện này đã có 135 trẻ, đa số ở độ tuổi từ năm 2010 đến nay. Qua kiểm tra ban đầu xác định có 13 trẻ dương tính với sán lợn. Còn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, số trẻ có kết quả dương tính sán lợn là 44/173 trường hợp. Tổng cộng ở cả hai bệnh viện trên đã phát hiện 57 trẻ nhiễm sán lợn.

Tác hại của sán lợn cho thần kinh.

Tác hại của sán lợn cho thần kinh.

Vậy nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán thì có thể dẫn đến những mối nguy hại nào cho sức khỏe?

*Gây hại toàn bộ hệ thần kinh:

Việc ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm sán rất cao trong thời điểm này. Sán dây khi trưởng thành có thể phát triển nhanh trong ruột và gây ảnh hưởng tới não bộ của con người. Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp xúc với phân lợn hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ cao cũng có thể lây truyền bệnh sang một số mô trong cơ thể. Đặc biệt, khi ấu trùng sán lợn xâm nhập được vào hệ thần kinh thì nó có thể khiến bạn mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nguy hại nghiêm trọng tới não bộ và dẫn đến bệnh động kinh.

Sán lợn tác hại với mắt

Sán lợn tác hại với mắt

Dịch sán lợn hoành hành trên diện rộng, cần chủ động phòng tránh thông qua những dấu hiệu sau – Ảnh 3.

*Gây viêm ngứa, mưng mủ trên da:

Theo Tiến sĩ Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), mỗi loại giun sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những mối nguy hại khác nhau. Điển hình là việc gây ngứa ngáy, mưng mủ và viêm da. Do ấu trùng sán lợn có thể hút hết chất dinh dưỡng từ cơ thể người nó đang ký sinh, từ đó khiến làn da của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp.

*Gây hại nghiêm trọng tới đôi mắt:

Ngoài làm tổ ở não bộ, sán lợn cũng có thể chạy vào mắt và gây lồi nhãn cầu, từ đó dẫn đến các triệu chứng như lác mắt, bong võng mạc, suy giảm thị lực, hoặc có thể là mù mắt.
Dịch sán lợn hoành hành trên diện rộng, cần chủ động phòng tránh thông qua những dấu hiệu sau – Ảnh 4.

*Gây ra các bệnh về tim mạch:

Trường hợp sán làm ổ trong tim có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới van tim, cơ tim và làm tăng nguy cơ bị suy tim đột ngột. Do đó, cần đề cao cảnh giác khi thấy vùng tim của mình có hiện tượng đau nhức thường xuyên.
Tham khảo thêm
Đâu chỉ do ăn phải thịt lợn gạo, những kiểu ăn uống này cũng dễ khiến bạn bị cả búi sán làm tổ trong người!

*Gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa:

Tất nhiên sẽ không thể bỏ qua nguy cơ rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm sán lợn. Người bệnh không những bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm cân mất kiểm soát, cơ thể gầy còm, ốm yếu mà còn kéo theo các triệu chứng khó tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy…
Một vài dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết nguy cơ mắc bệnh:

Theo Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Các biểu hiện về sán trưởng thành có thể gây rối loạn tiêu hóa, người bệnh đi ngoài ra phân có đốt xám.

Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.

1. Sán có “cái đầu bất trị”

Con người thích gọi những sinh vật có thân hình dài, mảnh là giun, bởi vậy mà đa số vẫn luôn coi giun sán là tên chung cho giống loài ký sinh này.

Nhưng kỳ thực thì chúng rất khác nhau. Giun – dù là ký sinh hay không thường có thân hình tròn, trong khi sán có thân dẹt. Và ngoài ra, cái đầu của sán có cấu tạo rất đặc biệt.

Cần biết rằng sán trưởng thành sống ký sinh trong ruột của động vật và người. Nhưng về cơ bản, đó không phải là môi trường sống lý tưởng. Nhu động ruột liên tục co bóp, đẩy thức ăn và chất thải đi, tạo ra chấn động không nhỏ. Vậy nên, sán đã tiến hóa để bám trụ được ở chốn kém bình yên đó.

Phía trên là cận cảnh cái đầu của một con sán lợn (Taenia solium) – loại sán đang khiến dư luận hoang mang. Đầu của chúng có một bộ phận gọi là giác hút, cho phép chúng gắn chặt vào thành ruột và tận hưởng chất dinh dưỡng.

Một số loài sán khác có móc, một số thậm chí có cả hai. Chúng bám rất chắc, vì thế nếu không điều trị cẩn thận thì khó mà loại bỏ hết được.

2. Hình thể kinh dị: Hầu như toàn bộ cơ thể chính là sán con

Cơ thể của một con sán trưởng thành chỉ có đầu và một phần “cổ” là của nó. Phần thân còn lại là các phân đoạn ghép lại, mỗi phần lại chứa bộ phận sinh dục riêng.

Khi sán muốn… dài ra, nó sẽ bổ sung thêm một phân đoạn vào gần đầu, rồi đẩy các phần cũ xuống dần. Các phần này sẽ dần trưởng thành, đẻ trứng, đưa trứng vào ruột già và rồi lọt ra ngoài môi trường khi vật chủ… đi cầu.

3. Sán cần nhiều hơn 1 vật chủ

Không kể sán lợn, hầu hết các loài sán thông thường đều có vòng đời trải qua 2 – 3 vật chủ. Vật chủ đầu tiên nhiễm sán vì ăn phải trứng của chúng ngoài môi trường. Vật chủ tiếp theo nhiễm là do ăn phải thịt của vật chủ trước.

Ở mỗi vật chủ, sán sẽ phát triển lên một giai đoạn. Chúng chỉ hoàn toàn trưởng thành khi chạm đến vật chủ cuối cùng. Như với sán dây lợn, thì con người mới là vật chủ cuối cùng.

4. Không chỉ lợn và người, nhiều loài khác cũng có sán

Sán kí sinh thực chất xuất hiện trên khắp thế giới động vật. Chó, mèo, chim, cá… đều có thể nhiễm sán. Linh cẩu, hươu, nai, sói… thậm chí cả côn trùng, bọ cánh cứng… cũng nhiễm sán được luôn.

5. Sán là loài “cổ” nhất thế giới

Sán không những phổ biến, mà còn là một trong những loài vật “cổ” nhất lịch sử. Theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta đã tìm thấy trứng sán trong mẫu phân hóa thạch của một con cá mập cổ đại từ 270 triệu năm trước.

6. Chúng có thể kiểm soát vật chủ

Sán sau khi ký sinh sẽ phải dựa vào vật chủ để có cái ăn. Nhưng một số loài sán không đơn giản là chờ đợi. Chúng bắt vật chủ phải làm theo ý của chúng.

Con cá kia là một vật chủ bị nhiễm sán

Chẳng hạn như sán Schistocephalus solidus, vòng đời chúng cần đến 3 vật chủ: đầu tiên là một loài giáp xác, rồi đến cá, rồi giai đoạn cuối cùng là chim. Khi ở trong cơ thể cá, chúng bắt vật chủ phải mò ra vùng nước ấm để có thể dễ phát triển hơn. Và khi đủ lớn, chúng sẽ khiến con cá lởn vởn gần mặt nước, để chim có thể dễ dàng tấn công.

Một ví dụ khác là Anomotaenia brevis – một loài sán dây ở kiến. Chúng sẽ bắt kiến phải di chuyển chậm hơn, để chim dễ dàng săn được mỗi khi đến giai đoạn phải chuyển vật chủ.

7. Có nhiều loài sán thực sự nguy hiểm

Khi lọt vào cơ thể người, ấu trùng sán bắt đầu phát triển và tìm cách tiến vào những vùng an toàn. Đôi khi chúng trốn trong các bó cơ, nhưng có lúc làm tổ ở trên não, khiến người bệnh bị đột quỵ.

Thậm chí năm 2013, đã có trường hợp bị ung thư vì nhiễm sán tại Columbia. Các bác sĩ khi đó phát hiện ra rất nhiều khối u trong cơ thể người này, nhưng lạ ở chỗ tế bào ung thư ấy lại quá nhỏ so với cơ thể người. Các xét nghiệm sau đó phát hiện ra người này cũng nhiễm cả sán, và các tế bào ung thư là do sán mang đến.

Dù vậy cũng đừng quá lo lắng. Chuyện sán mang đến ung thư là cực kỳ hiếm, rất khó có thể xảy ra.

Nguồn Kenh14.vn

2.7/5 - (4 bình chọn)
,