16 bí quyết dạy trẻ hiệu quả của mẹ người Nhật

16 bí quyết dạy trẻ hiệu quả của mẹ người Nhật – Tham khảo 16 bí quyết dạy trẻ hiệu quả của mẹ người Nhật được chia sẻ tại thichngon.com.

Cho nên chúng ta nhất định phải coi trọng cao độ việc ăn cơm của các cháu, từ nhỏ chúng ta phải khuyến khích các cháu ăn cơm trong mỗi bữa ăn, điều này cũng là “bát cơm” trong cả cuộc đời của các cháu.
Tại sao việc ăn cơm của các bé trong thành phố hiện nay lại trở thành một vấn đề nóng bỏng, phổ biến? Có những bữa ăn các cháu ăn 2 tiếng đồng hồ, bố mẹ phải liên tục giục các cháu, khuyên bảo, cưỡng ép các cháu; có những cháu vừa chạy vừa ăn, vừa chơi vừa ăn, bố mẹ chạy theo để bón cho các cháu; có những cháu trước khi ăn cơm đưa ra điều kiện; cũng có những cháu kén chọn thức ăn, hoặc chỉ ăn một vài loại thức ăn. Những thói quen này đều là những thói quen do ngay từ đầu không được dạy báo tốt, điều này không chỉ nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của các cháu, mà cũng có ảnh hưởng không có lợi tới việc hình thành tính cách vui vẻ, chăm chỉ của các cháu. Vậy làm thế nào để tạo thói quen tốt cho các cháu trong ăn uống?
Tìm hiểu 16 bí quyết dạy trẻ hiệu quả của mẹ người Nhật mới nhất.
 

Điều thứ 1 Dạy bé  tự ăn cơm

Khi bé yêu bú sữa mẹ, để cho các cháu tự tìm đầu vú của mẹ, không được chủ động nhét đầu vú vào miệng bé

Điều thứ 2 Dạy bé  tự ăn cơm

Khi bé yêu bú sữa bình, cần phải gần gũi, khuyến khích các bé tự dùng tay ôm bình sữa để ăn sữa, đồng thời dần dần tách rời sự giúp đỡ của người lớn. Sau khi bé yêu lớn hơn một chút, những việc như uống nước, ăn bánh…cũng để cho bé yêu tự cầm cho vào mồm.
 
Điều thứ 3 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Khi bé yêu khoảng 1 tuổi, cho dù không thể tự mình ăn cơm, người lớn đặt các cháu ngồi vào 1 chiếc ghế cao, ngồi bên cạnh thích thú nhìn mọi người ăn cơm. Khi bắt đầu, người lớn có thể vừa ăn, vừa bón cho các cháu, đồng thời khuyến khích cháu để cháu có mong muốn tự ăn cơm. Khi bé yêu muồn cầm thìa tự mình xúc ăn, chúng ta nên cổ vũ, giúp đỡ và khen ngợi các cháu.
Điều thứ 4  Dạy bé  tự ăn cơm
 
 Khi cả nhà chuẩn bị ăn cơm, trước tiên phải để các bé rửa tay, lúc này tạo nên một không khí vui vẻ khi ăn cơm. Chúng ta nên học thuộc một bài hát thiếu nhi về ăn cơm, đồng thời để các bé yêu hát cùng:
  • Đến giờ ăn cơm
  • Vào bàn bạn nhé
  • Nào thìa, bát, đĩa
  • Xúc cho gọn gàng
  • Chớ có vội vàng
  • Cơm rơi, cơm vãi
Điều thứ 5  Dạy bé  tự ăn cơm
 
Trẻ em sau một 1 tuổi phải cùng ăn cơm với người lớn, cần có chỗ ngồi cố định cho trẻ em, chú ý không được để bé yêu ngồi một mình trên ghế nhỏ lấy bàn trà làm bàn ăn để ăn cơm, như vậy sẽ không bình đẳng với bé yêu, mà còn mất đi bài học sinh động về tính thân thiết, càng không được để cho trẻ chạy đi chạy lại, không được đuổi theo trẻ cho ăn.
 
Điều thứ 6  Dạy bé  tự ăn cơm
 
Bé yêu lớn lên một chút sẽ biết chơi trò chơi, trước bữa ăn phải để cho bé yêu thu dọn đồ chơi, không được để đồ chơi lên bàn ăn, sau đó rửa tay ngồi vào bàn ăn.
 
 
Điều thứ  7 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
 Khi bé yêu khoảng 2 tuổi, đã phải biết tự ăn cơm một mình, cần khuyến khích bé dùng đũa, hướng dẫn bé cách cầm đũa. Bé làm rơi vãi cơm không nên trách móc bé, cần khuyến khích bé dùng tay nhặt vào bát, điều này luyện tập động tác cho bé và tạo lập tính trách nhiệm của bé, cũng có thể đọc thuộc bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và chúng ta cần hiểu rằng “giáo dục bắt đầu từ những việc nhỏ”
 
Điều thứ 8 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Khi đứa trẻ từ 3 tuổi trở lên, chúng ta phải dạy bé trước bữa ăn sắp xếp ghế, đũa…cho cả nhà.
 
Điều thứ  9  : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Khi ăn cơm, mọi người đều cần vui vẻ, thể hiện sự muốn ăn, và làm ra dáng vẻ ăn uống ngon miệng, nói những câu như: “thật ngon”, để trẻ cũng hào hứng theo, đồng thời hướng dẫn các bé ăn các món ăn. Thói quen tốt trong ăn uống như ăn nhạt, ít đường, không kén chọn thức ăn…đều phải bắt đầu bồi dưỡng từ khi bé còn nhỏ.
 
Điều thứ  10 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Trên cơ sở bé yêu chịu khó và vui vẻ ăn cơm, chúng ta dần dần khuyến khích bé yêu ăn nhanh một chút, không rơi vãi thức ăn, cứ mỗi sự tiến bộ của bé đều được thông báo trên bảng biểu dương cho cả nhà.
Điều thứ  11 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Chú ý không được để bé ăn vặt trước bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến cảm giác đói khi vào bữa ăn, dẫn đến chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Sau bữa cơm một khoảng thời gian nhất định thì cho bé ăn hoa quả.
Điều thứ  12 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
Lượng cơm xới cho bé, cần phải căn cứ vào nhu cầu vừa no của bé, không quá ít không quá nhiều, để cho bé ăn hết và ăn no đúng thời gian, đồng thời tạo cho bé cảm thấy vui vẻ, đầy đủ, cảm thấy mình thật là giỏi, không tạo cho bé thói quen xấu để thừa cơm và thức ăn. Sau khi bé ăn cơm xong, chúng ta nên biểu dương và khen ngợi bé.
Điều thứ  14 : Dạy bé  tự ăn cơm
 Khi ăn cơm, cả nhà cùng nói đến những vấn đề nhẹ nhàng, những kiến thức lý thú, bé lớn hơn một chút có thể cùng tham gia vào câu chuyện đó. Nhưng người lớn không nên nói thích ăn nhất cái gì, không thích ăn món gì, bởi vì như vậy chúng ta sẽ đang giáo dục bé kén chọn thức ăn, hoặc chỉ ăn một vài loại thức ăn. Đối với những món ăn mà bé cần ăn nhưng lại không muốn ăn, người lớn càng cần phải nói món ăn đó ngon.
 
Điều thứ  15 : Dạy bé  tự ăn cơm
 
 :Tác hại khi trẻ vừa ăn vừa xem tivi, ipad…
 
 
Về mặt y học, cho trẻ xem tivi, ipad… khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn nhiều hơn, nhưng không hề tập trung vào việc ăn, mà chỉ tiếp nhận thức ăn một cách thụ động. Vì quá tập trung vào màn hình, nên bé không hề cảm nhận được mùi, được vị. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. 
 
Lời khuyên dành cho cha mẹ
 
Không coi việc cho con xem quảng cáo là công cụ kích thích trẻ ăn
 
Muốn bé ăn, mẹ nên vừa cho ăn vừa phải nựng, nói chuyện với trẻ như kiểu: “Con nói A nào” hay “Mồm cá trê nào'… Như thế giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của con, trẻ lại có thể cảm nhận được sự yêu thương của mẹ.
 
Hãy để bé đói
 
Sắp xếp hai bữa ăn cách nhau 3 giờ và không cho bé ăn vặt trong khoảng thời gian này. Đừng hoảng sợ nếu bé bỏ 1-2 bữa ăn vì điều này cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe chung của chá
 
16: Đừng Để bữa ăn kéo dài quá 30 phút
 
Bằng mọi cách, các mẹ luôn muốn con ăn hết khẩu phần cho dù bữa ăn có thể kéo dài tới 1 tiếng hay hơn thế nữa. Điều này không chỉ gây ức chế đối với trẻ mà vô tình là một trong những nguyên nhân dẫn tới biếng ăn của trẻ.
 
Một bữa ăn nếu kéo quá dài sẽ dẫn tới tình trạng trẻ lúc nào cũng lưng lửng dạ, bữa nọ lấn giờ bữa kia nên những bữa ăn sau lại xảy ra tình trạng ép ăn. Cứ như thế sẽ thành một vòng luẩn quẩn. Tốt nhất là không để bữa ăn dài quá 30 phút. Nếu trẻ không ăn hết, mẹ nên bỏ đi hoặc cho trẻ nhịn. Vài lần xảy ra như vậy, trẻ sẽ tự biết sợ.
5/5 - (3 bình chọn)
,