Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông

Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông – Tham khảo Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông được chia sẻ tại thichngon.com.

Hãm huyết không bị đông đặc sau khi cắt tiết ? Dễ thôi! mời các bạn sắn tay áo lên, ta bắt đầu thực hiện từng bước một như sau: 

  1. Chọn vịt ngon: 
 Chỉ dùng vịt chéo cánh: (hai cánh vịt khép lại, đầu lông cánh bắt chéo lên nhau, là biểu hiện vịt đã tới tuổi trưởng thành, đang thời kỳ phát dục. Nên ngưòi ta gọi là vịt chéo cánh). Nếu vịt còn non (chưa chéo cánh) thì tiết canh có vị tanh, hôi mùi lông sữa, ăn không ngon, thiếu hương vị đặc trưng của tiết canh. 
 
Tìm hiểu Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông mới nhất.
 
2. Cách hãm tiết canh vịt không đông ngon
 Trước khi cắt tiết vịt, ta phải pha một dung dích gồm 1 phần nước mắm và 2 phần nước lã (nước lã đun sôi để nguội). Số lượng dung dịch này nhiều hay ít là tùy thuộc vào con vịt lớn hay nhỏ. 
 Ví du: 
– Con vịt nặng 1kg, thì pha một muổng canh nước mắm với hai muổng canh nước lã. 
 – Nếu con vịt nặng 2kg, thì pha hai muổng canh nước mắm và bốn muổng canh nước lã. Nếu con vịt 3kg, hay 4kg, hoặc 5kg thì cũng nhân theo cấp số đó… Nói vui vậy thôi, các bạn chọn mua con vịt cỏ, khoảng 1,3 kg – 1,5 kg là ngon.
 – Ngoài ra, một số nơi còn dùng bẹ của tàu chuối Tây, vắt lấy nước để hãm, cách này cũng được, nhưng tiết sẽ không ngon bằng nước mắm, hoặc bạn có thể hãm bằng thuốc muối
 
Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông
 
3. Cách cắt tiết vịt: 
 Sau khi đã pha dung dịch phù hợp với trọng lượng con vịt rồi, mới tiến hành cắt tiết vịt. Cắt thế nào cho huyết chẩy thật nhanh, tránh chẩy nhỏ giọt khiến huyết đông dạng sợi rồi biến thành màu bầm đen, nhưng không được đứt cuống họng, khiến nhớt giãi trong họng vịt chẩy vào huyết. Vì những lẽ đó, yêu cầu các bạn phải thực hiện nghiêm túc những thao tác sau đầy: 
 – Anh A, một tay nắm chặt hai chân con vịt sát đùi, tay còn lại nắm hai cánh sát nách con vịt. Dốc ngược lên, làm sao phải cao hơn đầu vịt thì huyết sẽ chẩy nhanh và chẩy hết (thủy lưu tại hạ).- Trong lúc anh B, tay trái nắm đầu con vịt để cổ vịt vào giữa khe ngón tay trỏ và ngón cái. Vị trí cắt hơi chệch sang tai vịt, để khỏi đứt cuống họng. Hai ngón tay đặt vào hai bên của đường dao cắt, đồng thời kéo chằn hai ngón tay xuống dưới, để da chỗ cắt thật căng. 
 Mục đích cho động mạch chỗ cắt phải nằm im tại chỗ, nếu không, khi lưỡi dao cứa vào chỗ cắt thì mạch máu nó chạy qua chạy lại khiến khó đứt, sẽ ít huyết. (Hơn thế nữa còn làm cho con vịt lâu mới chết được, ta thấy con vịt bị kéo dài sự đău đớn trước khi chết! khiếm tâm mình ít nhiều cũng xúc động! nên lúc ăn sẽ giảm thiếu cái hương vị thơm ngon của tiết canh vịt…). 
 Rồi vặt lông chỗ cắt, tay mặt cầm dao (lưỡi dao cũng phải mài thật bén, chỉ cần đẩy nhẹ một chút là đứt mạch máu ngay chứ không cần phải kéo dao lùi trở lại nữa. Cắt xong, đưa cổ vịt vào cái tô đựng dung dịch hãm huyết, đồng thời buông hai ngón tay ra cho huyết chẩy vao tô. Đoạn quấy nhẹ cho huyết được phân tán đều trong dung dịch thì mới không bị đông sợi. Rồi chuyển huyết vào đồ chứa đựng có hình cột dựng đứng, như cái ly có chiều cao nhưng nhỏ bề ngang. 
 Sở dĩ phải làm như vậy, là vì sau một tiếng đồng hồ thì huyết và dung dịch s phân lập ra làm hai, huyết có tỷ trọng cao nên chìm xuống dưói, dung dịch nhẹ hơn nên nổi lên trên. 
 Sau khi hãm tiết xong, bạn có thể đánh tiết canh.

Cách đánh tiết canh
Chuẩn bị:
1 con vịt cỏ Vân Đình.
Lạc rang, Rau húng đủ ăn (húng chó), mùi tàu, Hành củ 4- 5 củ/1 con vịt (nướng chín tạo mùi thơm ),
1 chút ít lá chanh
5 quả chanh nhiều nước
Một bát con nước đun sôi để nguội có hòa lẫn mì chính (mì chính càng nhiều thì khi đánh tiết độ đông của tiết càng cao). Hoặc có thể dùng nước luộc vịt, nhưng nhớ gạn váng mỡ nhé, vì nhiều mỡ, nước béo sẽ khó đông.
Cách làm:
Chuẩn bị nhân:
Lấy ra để nguội rồi chọn những bộ phận sau làm nhân băm nhỏ để đánh tiết.
Cổ vịt (với những con vịt già thì không nên lấy), đùi, lòng, mề, gan. Tất cả đều phải được băm thật nhỏ, càng nhỏ càng tốt nhất là phần cổ.
Hành khi được nướng chín cũng băm nhỏ, một chút rau húng thái chỉ, phần lá gan nhỏ cũng đem thái vào đây để tăng độ bùi. (có thể thêm một chút lá chanh thái nhỏ nữa cho vào sẽ tăng mùi vị hơn), lạc rang giã nhỏ, các phần to để lại để rắc lên trên (hoặc lạc rang rắc lên trên bát khi ăn, lạc sẽ không bị ỉu).
Tất cả các phần trên sau khi đã thái nhỏ thì có thể chia ra vào từng bát (chén) ăn cơm hoặc cho vào một đĩa to, trộn đều tất cả lên.
 
Bí quyết Bí quyết hạm tiết canh vị không bị đông.
 
Đánh tiết canh:
Dùng nước sôi đã chuẩn bị từ trước pha với tiết theo tỷ lệ 1 tiết 1 nước, dùng đũa quấy đều lên, quấy đều càng nhiều thì tạo cho màu tiết càng hồng, sau đó đổ vào các bát nhân đã băm nhỏ ở trên. (với tiết hãm bằng nước mắm thì không được cho thêm muối, mắm, với tiết hãm bằng chanh thì phải cho thêm muối, mắm vào nước, cho muối hoặc mắm vào không được quá mặn, nếu mặn quá sẽ không đông).
Đem để vào một chỗ cố định cho đông hẳn (một số địa phương thì đánh tiết này không đông thì mới ăn). Sau đó rắc phần lạc nhân to và thái một chút gan bỏ lên trên.
Nếu tiết trước đó mà hãm bằng thuốc muối, thì bạn dùng thìa hoặc xi lanh hớt váng trong đi, cho tỷ lệ 1 tiết và 1 nước, thêm 1 chút mì chính (lưu ý, mì chính càng nhiều càng nhanh đông), cho 1 chút nước mắm vào, đánh đều lên, bạn nếm thử, khi nước, tiết, mì chính, nước mắm có vị vừa như nấu canh là chuẩn
Lưu ý: Với tiết hãm bằng nước mắm, lúc gần đánh dùng thìa hớt phần nước mặn trong, nổi ở trên bát tiết.
Nếu tiết không đông có thể là do tiết quá mặn, khi đó bạn có thể chữa bằng cách pha mì chính (bột ngọt) với một ít nước sôi để nguội, sau đó đổ vào bát tiết rồi quấy đều lần nữa thì sẽ đông ngay.

Thichngon.com chúc các bạn thành công với: “Cách hãm tiết canh vịt không đông ngon” và có một đĩa tiết canh ngon.
5/5 - (3 bình chọn)